Ăn ít để khỏe

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp chúng ta có 1 thân hình thon gọn và trẻ hóa ở cấp độ tế bào!

Bạn có nghĩ việc đói bụng thì tốt cho cơ thể của mình? Nếu cứ giữ nguyên tình trạng đói bụng như vậy sẽ khiến cơ thể suy kiệt? Chắc hẳn đa số chúng ta đều đang suy nghĩ như vậy.

Tuy nhiên, từ lập trường của Bác sĩ Yoshinori Nagumo là một chuyên gia trong lĩnh vực ung thư vú và từng đảm nhiệm chức trưởng khoa phẫu thuật vú đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Khoa Tokyo Juhuikai thì việc đói bụng lại có nhiều ý nghĩa tích cực với sức khỏe. Xin nói thêm, năm 2012, ông trở thành Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Chống lão hóa Quốc tế. Mặc dù bác sĩ Nagumo đã ngoài 60 tuổi, nhưng nhờ áp dụng những biện pháp ăn uống, ngủ nghỉ và giữ gìn sức khỏe hợp lý, ông vẫn trông trẻ như một người mới ngoài 30.

Bác sĩ Yoshinori Nagumo giải thích rằng, nếu không có thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra ghrelin, hormone này có thể kích thích não tiết ra hormone tăng trưởng. Hormone tăng trưởng sẽ phân hủy mỡ nội tạng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi hết mỡ nội tạng, nó sẽ bắt đầu để phá vỡ lớp mỡ tích tụ dưới da, giúp da đạt được hiệu quả trẻ hóa. Đây là bí quyết trẻ ra cả chục tuổi mà ông đã áp dụng cho bản thân trong thời gian dài.

Ngoài ra, deacetylase (sirtuin) được gọi là gen trường thọ cũng được kích hoạt khi dạ dày cồn cào vì đói. Deacetylase tăng lên sẽ loại bỏ cholesterol xấu (LDL) trong máu, làm mịn da và giảm nếp nhăn.

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm và đưa ra kết chứng minh rằng: Khi cơ thể con người ở trình trạng đói, loại gen “Sirtuin” (còn gọi là gen sinh mệnh) sẽ kiểm tra tất cả các gen ở 60.000 tỉ tế bào trong cơ thể người và giúp phục hồi những gen bị hỏng, tổn thương. Điều này không chỉ liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ mà còn cho thấy loại gen này cũng tham gia vào “hoạt động ngăn cản sự lão hóa và bệnh tật”.

Bình thường, con người khi vừa ăn sáng xong đã ngay lập tức nghĩ đến chuyện ăn trưa. Chúng ta sợ rằng bỏ bữa là một dạng ngược đãi cơ thể, khiến các cơ quan bị thiếu chất nhưng khoa học chứng minh điều ngược lại, rằng tứ đại kỳ bệnh (ung thư, đái tháo đường, bệnh tim, đột quỵ) là hệ quả của việc ăn quá nhiều và không điều độ.

Quá trình tiến hóa hàng vạn năm trong môi trường khắc nghiệt đã giúp con người thừa hưởng gen sinh tồn. Loại gen này được kích hoạt nhiều nhất khi cơ thể phải chịu đói rét. Vậy nên, khi chúng ta càng tiêu thụ ít năng lượng thì gen sinh tồn càng được kích hoạt mạnh. Nó sẽ giúp cơ thể con người dần trở nên tối ưu hơn.

Khi ăn quá nhiều, chúng ta sẽ nhanh chóng béo lên. Nếu cứ tiếp tục đà tiêu thụ thức ăn này, chúng ta sẽ có cơ thể đồ sộ quá mức cần thiết. Đó cũng là căn nguyên của những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như tiểu đường, nhồi máu cơ tim,…

Cơ thể con người có khoảng 2000 tỷ tế bào thần kinh, và chỉ sử dụng 3% số đó cho các hoạt động hàng ngày. Bất kỳ bệnh tật nào cũng có thể làm phá vỡ các tế bào thần kinh với tốc độ nhanh hơn, tác động xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể con người có khả năng phục hồi nhanh chóng hơn chúng ta nghĩ. Não bộ của chúng ta có các tế bào gốc ở vùng hồi hải mã có khả năng tái tạo các tế bào thần kinh.

Các tế bào này chỉ được sản sinh khi chúng ta rơi vào tình trạng đói và rét. Bằng cách đưa cơ thể vào trạng thái đói, chúng ta đang tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của các tế bào thần kinh.

Các tế bào này sẽ không được sản sinh khi chúng ta sinh hoạt vô độ. Thế nhưng, chúng sẽ phục hồi mãnh liệt khi chúng ta tiếp xúc với đói và rét. Vậy nên, khi đẩy cơ thể vào trạng thái đói, chúng ta đang tạo cơ hội cho các tế bào thần kinh được phát triển tối đa.

Khi mà bụng sôi lên ùng ục, những âm thanh báo hiệu cho bạn biết bạn đang đói nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ vội vàng ăn ngay. Trái lại, bạn tận hưởng khoảnh khắc khi tiếng ùng ục đó vang lên. Vì chính vào lúc này, gene Sirtuin, gene sinh tồn của bạn đã nói ở trên, được đánh thức. Nhờ có nó khắp cơ thể chúng ta, kể cả phần tổn thương sẽ được kích thích phục hồi, đồng thời kích thích cả sự trẻ hóa và khỏe mạnh trong mỗi chúng ta.

Bây giờ chúng ta sẽ lý giải vì sao bụng trống rỗng sẽ kêu “ùng ục”, cùng những bí mật và tác dụng của việc này.

Khi bạn bắt đầu ăn ít đi, đến một lúc nào đó khi thức ăn không được cung cấp, ruột non sẽ bị cồn cào và sản sinh ra hormone tiêu hóa được gọi là “Motilin”.

Hormone này dựa vào việc co thắt dạ dày, sẽ cố gắng gửi hết đồ ăn còn sót lại trong dạ dày mà chúng ta không hề biết đến ruột non. Hoạt động này gọi là “co thắt đói”, chính nó tạo ra tiếng “ùng ục’’ chúng ta vẫn thường nghe được.

— Sự tham gia của hormone đói bụng “Ghrelin”

Ghrelin được tiết ra từ niêm mạc dạ dày bị kích thích do đói bụng, và làm việc ở vùng dưới đồi của bộ não, tạo ra sự thèm ăn. Đồng thời, nó tác động đến tuyến yên của não và tiết ra hormone sinh trưởng.

— Sự phục hồi của gen bên trong cơ thể được bắt đầu

Chúng ta hãy cứ để bụng kêu “ọc ọc”. Như vậy, sen Sirtuin sẽ nhanh chóng được kích hoạt trong cơ thể và giúp dần phục hồi những chỗ bị tổn thương.

— Hormone “tốt bụng” sẽ khiến bị đốt cháy mỡ

Nếu bạn giảm cân bằng phương pháp “ăn ít hơn mỗi ngày” thì hormone adiponectin sẽ được kích hoạt, giúp dọn dẹp sạch sẽ máu trong cơ thể và khiến bạn trẻ ra.

ĂN ÍT NHƯ THẾ NÀO THÌ ĐỦ?

Một chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ giúp ta có 1 cơ thể khỏe mạnh!

Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, nhưng cần cân bằng và khoa học theo tỷ lệ

40% rau xanh
30% thịt/cá
20% tinh bột (cơm)
10% chất béo tốt (lạc, các loại hạt)

Chân thành khuyên bạn đọc cuốn sách “Ăn ít để khoẻ” của bác sĩ Yoshinori Nagumo. Những kiến thức, góc nhìn mới từ vị bác sĩ này sẽ giúp bạn thêm kiến thức về sức khoẻ, dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời.