Vì sao y học càng phát triển, con người càng nhiều bệnh tật?

Các trường đại học y lớn nhỏ trên thế giới thông thạo về nhiều loại bệnh tật nhưng lại không biết diễn tả như thế nào về sức khỏe.
Thế nào là sức khỏe và thế nào là bệnh tật?
Trong quá trình tìm kiếm các giải pháp sức khỏe cho bản thân, việc đầu tiên tôi thường nghĩ đến là câu hỏi: “Tại sao ngành y chỉ chống lại các loại bệnh mà hoàn toàn không quan tâm đến việc làm thế nào để đưa cơ thể đến trạng thái khỏe mạnh, củng cố và giữ gìn sức khỏe? Chính là vì giữa các sự hiểu biết này, giữa sự phục hồi sức khỏe và chữa bệnh có ranh giới rất lớn”!
Các bác sĩ thường xuất phát từ bệnh tật chứ không từ sức khỏe. Bệnh tật đối với họ trở thành điểm tựa trong quá trình chữa bệnh chứ không phải sức khỏe. Những dấu hiệu của sức khỏe không được nghiên cứu trong các trường đại học y khoa. Các sinh viên và các cán bộ y tế không được đòi hỏi phải nghiên cứu những con người khỏe mạnh. Các giáo sư của ngành y không bao giờ giảng bài về các vấn đề của sức khỏe. Họ thường xuyên chỉ nói về bệnh tật. Kết quả là ngành y không hề biết sức khỏe là như thế nào, làm sao có thể chữa khỏi bệnh cho con người, tức là đưa con người tới sự khỏe mạnh mà lại không biết chính sức khỏe là cái gì! Ngành y chẳng mấy bận tâm về việc sức khỏe là như thế nào. Vì vậy, rất thường xuyên thấy y học chữa 1 thứ và làm què quặt các thứ khác. Ngành y cố gắng khắc phục bệnh tật, 1 bệnh, thêm bệnh khác, rồi bệnh thứ 3 mà không hướng đến trạng thái khỏe mạnh toàn diện của cơ thể.
Đáng tiếc là ngày nay, thậm chí tại nước Nhật, người ta cũng đang quên đi nền y học truyền thống phương Đông. Y học hiện đại ngày càng ráo riết chiếm thế chủ đạo, một ngành y tiếp cận con người một cách rất cơ học, xem con người là 1 tập hợp của các cơ quan riêng biệt chứ không phải là 1 thực thể thống nhất, đầy đủ, gắn liền với tự nhiên. Ở phương Đông, ngành y không bao giờ là 1 ngành khoa học độc lập, chỉ nghiên cứu cơ thể tách bạch với các phần còn lại tạo nên cấu trúc phức tạp của con người.
Lẽ nào có thể chữa lành 1 cơ thể trong khi không thay đổi thói quen sống của con người? Không cải thiện cảm quan về thế giới trên nhịp điệu hòa hợp hơn?

Lẽ nào có thể chữa lành 1 cơ thể trong khi không thay đổi thói quen sống của con người? Không cải thiện cảm quan về thế giới trên nhịp điệu hòa hợp hơn, không biến chuyển những suy nghĩ tối tăm mờ mịt thành những suy nghĩ tốt lành, tích cực. Điều này là không thể về nguyên tắc. Và ở phương Đông, người ta luôn biết tới điều này. Vì thế, nền y học cổ truyền phương Đông không bao giờ tách khỏi triết lý phương Đông – thứ triết lý đã truyền bá 1 lối sống đặc biệt – lối sống trong sự yên tĩnh, hòa hợp và thống nhất với tự nhiên. Trên cơ sở của triết lý này, nghệ thuật làm hài hòa không gian của người xưa đã được xây dựng nên khả năng không biên giới của nó còn chưa được nền văn minh phương Tây biết đến. Hệ thống dinh dưỡng của người Nhật, sinh học vĩ mô đặt nền móng cho sự hiểu biết này.

Nhưng ngày nay, với tâm thái hết sức thực dụng, y học hiện đại tiếp cận con người như 1 cỗ máy vô tri lại không muốn hiểu biết về điều này, không muốn nghĩ đến điều này. Y học hiện đại phương Tây nghĩ rằng có thể điều trị con người như sửa chữa cỗ máy, chỗ này cần bôi trơn, chỗ kia phải vặn ốc, ở đâu đó cần kéo căng lò xo và thế là tất cả lại vào trật tự, ngăn nắp. Nhưng sẽ không có sự ngăn nắp, trật tự, một cơ chế luôn vận động không có sự sắp đặt sẵn khi trong con người tồn tại tâm hồn, sự hòa hợp và thống nhất tuyệt vời với tự nhiên. Người ta hoàn toàn không muốn cân nhắc đến tâm hồn con người – một thứ phù du, mỏng manh, không nhận biết được. Nhưng dẫu có đi qua thêm 50 năm nữa, ngay cả phương Tây cũng sẽ bắt buộc phải nhớ lại về tâm hồn.
Khỏe mạnh là điều tự nhiên
Phương Tây đang phải đi tìm chân lý trong triết học phương Đông, trong y học phương Đông vì trong thực trạng hiện nay, y học Tây khó tránh khỏi chui vào đường hầm không lối thoát. Không cái gì có thể giúp chữa lành bệnh một cách thiết thực nếu không hướng tới sức mạnh của tự nhiên, không mở ra cho chúng ta sự thỏa mãn trong đời sống tâm hồn của mình (nói thêm, đây là quan điểm của tác giả về y học phương Tây từ thập niên 1930). Và sớm hay muộn, y học phương Tây cũng phải thừa nhận cơ thể con người không đơn giản là một bộ sưu tập cơ học của các cơ quan và hệ thống. Đây là 1 hệ thống thống nhất, đầy đủ, hoàn thiện. Trong đó, tất cả đều liên kết với nhau là thân thể, là suy nghĩ, là tâm hồn và là cách sống.
Các bác sĩ phương Tây nghĩ rằng có thể điều trị con người như sửa chữa cỗ máy..

Nếu có 1 cái gì đó đau thì đây là bằng chứng cho sự không khỏe mạnh của toàn bộ cơ thể. Về tổng thế, đây là bằng chứng của cách sống, của cách suy nghĩ không đúng đắn. Đây là điều chứng minh cho sự tách ra khỏi tự nhiên và các quy luật của nó. Nhưng cơ thể là 1 hệ thống tự điều chỉnh. Tự nhiên đã ban tặng cho cơ thể khả năng tự phục hồi, tự đổi mới, tự hoàn thiện và chỉnh lý bất kỳ rối loạn nào xuất hiện trong đó. Đặc tính này là đặc ân cho con người từ khi mới sinh ra. Là sự ban thưởng của chính tự nhiên. Nếu đặc tính tự phục hồi làm việc tốt thì có nghĩa là cơ thể ở trong trạng thái tự nhiên, đúng đắn, khỏe mạnh, bình thường. Chính sức khỏe là đặc tính tự nhiên vốn có sẵn từ khi mới sinh ra của mỗi cơ thể. Do đó, khi chữa bệnh, cần xuất phát không phải từ bệnh tật mà phải từ sức khỏe, từ cái vốn là tự nhiên, không phải là từ việc chống lại các quy luật của tự nhiên một cách bệnh hoạn. Thay vì đi tìm cách đấu tranh với mỗi căn bệnh riêng biệt, cần phải đi tìm phương cách làm cho toàn bộ cơ thể trong chính thể trở về trạng thái tự nhiên, trạng thái khỏe mạnh. Chính vì không tồn tại những bệnh riêng biệt nên cơ thể luôn bị đau yếu trong chỉnh thể.  Vậy, sự hòa hợp và sự hoàn hảo của tự nhiên là cái gì?

Trước hết, đây là sự hòa hợp, sự cân bằng một cách ổn định của lực xây dựng và phá hủy. Trong tự nhiên thường xuyên diễn ra các quá trình xây dựng, đổi mới và các quá trình phân hủy. Tự nhiên luôn bảo vệ mình trong sự nguyên vẹn, hòa hợp. Không khi nào một trong 2 quá trình này lấn át quá trình khác. Bao nhiêu được xây dựng thì cũng bấy nhiêu được phân hủy. Đây là quy luật, cái mới được tạo ra bao nhiêu thì cũng bấy nhiêu cái cũ phải rời đi và ngược lại. Được sinh ra vào buổi sáng sẽ chết đi vào ban đêm. Được sinh ra lúc hoàng hôn, sẽ chết đi lúc ban ngày. Được sinh ra lúc có gió sẽ chết đi lúc lặng gió. Một cuộc sống được ra đời, cuộc sống khác sẽ chết đi. Có bao nhiêu điều mới đến trên thế giới cũng sẽ có bấy nhiêu cái cũ phải ra đi!
Nishi Katsuzo
(còn tiếp).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *